Thị trường chứng khoán là nơi lưu chuyển vốn trung và dài hạn, cung ứng vốn cho đầu tư phát triển. Thị trường chứng khoán đang trở thành một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Với nhà đầu tư mới cần nắm những kiến thức chứng khoán dưới đây.
Thời gian giao dịch chứng khoán
Trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM đều giao dịch từ 9:00 – 11h30 và 13:00 – 15h00 từ thứ 2 đến thứ 6 trừ dịp nghỉ lễ Tết theo quy định.
Khung giờ giao dịch sàn HOSE
Khung giờ giao dịch sàn HNX
Ngày giao dịch T+ trong chứng khoán
Ngày giao dịch T0 là ngày trong giao dịch (lúc mua chứng khoán), “ngày T+1” là ngày giao dịch tiếp ngay sau ngày T0; “ngày T+2” là ngày giao dịch tiếp ngay sau ngày giao dịch T+1; “ngày T+3” là ngày giao dịch tiếp ngay sau ngày giao dịch T+2.
Ngày Giao dịch T0: là ngày mà bạn quyết định mua/ bán cổ phiếu thành công trên thị trường
Ví dụ:
Hôm nay là thứ 5. NĐT mua cổ phiếu VCI.
Hôm nay, thứ 5 là T0; Thứ 6 là T1: Thứ 2 là T2; Cổ phiếu về lúc 4h chiều thứ 2.
Lưu ý 3h chiều hết giờ giao dịch, NĐT muốn bán cổ phiếu VCI phải bán từ thứ 3.
Nếu hôm nay là thứ 5 bán VCI thì:
Thứ 5 là T0, Thứ 6 là T1, Thứ 2 là T2. 8h sáng tiền bán chứng khoán về muốn dùng tiền bán để mua tiếp cổ phiếu khác 9h mở sàn có thể mua được ngay.
Cách đọc bảng giá chứng khoán
Mã chứng khoán (Mã CK)
Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.
Ví dụ: CTCP Sữa Việt Nam có mã cổ phiếu là VNM (Vinamilk); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID (BIDV); Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt có mã là VCI (VCSC).m
Giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất – màu vàng
Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tham chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu TC được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
Giá trần (Trần) – Màu tím
Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.
Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;
Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
Giá sàn hay Giá màu xanh lam
Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.
Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
Giá xanh – xanh lá
Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.
Giá màu đỏ
Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.
Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)
Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.
Cách mua bán chứng khoán
Có 2 cách để đặt lệnh mua bán chứng khoán:
– Đặt lệnh thông qua phần mềm giao dịch: App, Bảng giá chứng khoán.
– Đặt lệnh thông qua môi giới
Giao diện Webtrading tại VPS
Tiêu chí chọn cổ phiếu tốt để đầu tư
Ngoài trang bị kiến thức chứng khoán căn bản nhà đầu tư nên tìm hiểu phân tích doanh nghiệp, nhà đầu tư nên tham khảo tiêu chí để chọn cổ phiếu tốt trong đầu tư chứng khoán dưới đây.
Tổng nợ vay/tài sản ngắn hạn <1,1
Nếu tổng nợ vay nhỏ hơn tài sản ngắn hạn thì có thể đánh giá công ty đang có tỷ lệ vay nợ thấp. Trong trường hợp kinh tế thị trường có diễn biến xấu thì doanh nghiệp có thể đảm bảo tình hình tài chính.
Chỉ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn) >1,5
Chỉ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số cho thấy khả năng thanh toán nợ đáo hạn dưới 1 năm của công ty. Chỉ số càng cao chứng tỏ công ty có năng lực hoàn trả nợ tốt.
Tăng trưởng EPS dương trong 5 năm gần nhất
EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu, chỉ số rất quan trọng trong định giá cổ phiếu, tiêu chí chọn cổ phiếu với EPS dương giúp nhà đầu tư tránh xa được các cổ phiếu có rủi ro cao
Chỉ số P/E
Chỉ số P/E được tính bằng giá cổ phiếu / EPS , chỉ số P/E là hệ số giá trên thu nhập cho biết giá cổ phiếu thời điểm hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần. Chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai và ngược lại. Tiêu chí này có thể khiến nhà đầu tư bỏ qua các cổ phiếu đang tăng trưởng, vốn có P/E khá cao.
Chỉ số P/B = Giá thị trường/Giá trị sổ sách
P/B là công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu tốt có giá rẻ mà thị trường ít quan tâm nếu bạn đem nó so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và P/B trung bình của toàn ngành. Thường chỉ số P/B < 1.2 làm tiêu chuẩn để lựa chọn được khuyến nghị từ các công ty chứng khoán.
Chia cổ tức bằng tiền đều đặn
Mua cổ phiếu để hưởng cổ tức không phải là chiến lược của đa số nhà đầu tư Việt Nam. Xét trong dài hạn, những cổ phiếu đem về cổ tức cao, đều đặn, sớm hoàn vốn từ nguồn thu cổ tức lại là tiêu chí an toàn trong việc lựa chọn cổ phiếu
Với những chia sẻ về kiến thức chứng khoán trên đây hy vọng sẽ hữu ích cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường theo cách đơn giản dễ và hiểu nhất.
Theo investing.edu.vn