Mô tả
Mặc dù kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại nhưng chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu vẫn ổn định do các doanh nghiệp đang hoàn thành giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi số.
Doanh thu tăng trưởng nhẹ trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn
Điểm sáng của thị trường CNTT Việt Nam năm 2023 là mảng xuất khẩu phần mềm vẫn duy trì tăng trưởng hai chữ số tại thị trường Nhật Bản và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Theo dự báo của Gartner (công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ của Mỹ) chi tiêu cho lĩnh vực phần mềm toàn cầu trong năm 2023 và 2024 tăng trưởng lần lượt 12.3% và 13.1%. Điều này tạo ra cơ hội tăng trưởng cho ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam trong tương lai và hướng tới mục tiêu doanh thu 2 tỷ USD.
Theo định hướng phát triển ngành TT&TT, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông năm 2024 và 2025 sẽ tăng lên 175 tỷ USD và 185 tỷ USD. Xuất khẩu công nghiệp công nghệ thông tin sẽ đạt 148 tỷ USD năm 2024 và đạt mức 160 tỷ USD vào năm 2025.
Xuất khẩu phần mềm tích cực nhờ chi tiêu dịch vụ cntt & phần mềm toàn cầu ổn định
Xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp dưới hình thức nâng cấp các công cụ đã có trong ngân sách đầu tư cho CNTT của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dịch vụ & phần mềm CNTT toàn cầu tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Chi tiêu cho Data center để duy trì các Data center tại chỗ (on-premise) và chi tiêu mới tiếp tục chuyển sang các đám mây (cloud) sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ CNTT và xuất khẩu phần mềm vẫn tích cực nhờ lợi thế cạnh tranh: (1) nguồn nhân lực trẻ có khả năng thích nghi nhanh với những công nghệ mới và (2) chi phí phát triển phần mềm của lập trình viên của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi và hấp dẫn nhà đầu tư chất bán dẫn
Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam trong tháng 9/2023 đã mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực khoa học – công nghệ. Ngành bán dẫn của Việt Nam được kỳ vọng sẽ thu hút dòng vốn lớn từ Mỹ, trong bối cảnh hai nước vừa xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Triển vọng dịch vụ CNTT trong nước khả quan nhờ nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ
Các ngành trọng điểm có nhu cầu chuyển đổi số cao bao gồm: Dịch vụ Chuyên sâu và Bán lẻ; Cơ sở Hạ tầng; Dịch vụ Hành chính. Trong khi đó, Chứng khoán và Đầu tư sẽ có tốc độ tăng trưởng chi tiêu chuyển đổi số nhanh nhất với CAGR 5 năm là 20,6%, theo sát là Ngân hàng và Chăm sóc Sức khỏe với CAGR lần lượt là 19,4% và 19,3%. Các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam bao gồm ngành: Vận tải; Thực phẩm (dịch vụ giao đồ ăn); Truyền thông trực tuyến. Lĩnh vực này đã tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, dự kiến CAGR tăng 16% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và dự báo đạt 4 tỷ USD vào năm 2025.
Đẩy mạnh phát triển 5g tạo động lực tăng trưởng cho hoạt động viễn thông
Các chuyên gia kỳ vọng năm 2024-2025 sẽ bắt đầu thời kỳ 5G phát triển đại trà ở Việt Nam. Trong đó 55 tỉnh thành phố đã triển khai thí điểm, giai đoạn đầu thí điểm cho các khu công nghiệp, trường học, cơ quan nhà nước, đặt mục tiêu năm 2030 tỷ lệ 100% dân số có kết nối 5G. Trong thời gian tới, sẽ đấu giá tần số, khuyến khích các bên tham gia vào thúc đẩy 5G. Việc triển khai 5G sẽ có tác động lớn đến ngành viễn thông. Tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn của 5G sẽ cho phép các dịch vụ và ứng dụng mới không thể thực hiện được trước đây. Điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn trong cách thức kinh doanh của các nhà khai thác viễn thông và có thể giúp các nhà mạng di động tăng doanh thu thêm 300 triệu USD mỗi năm
SMA INVEST
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.