Mô tả
1. Bán khống chứng khoán là gì?
Bán khống chứng khoán (Short Sales) là hình thức giao dịch chứng khoán mà người bán không sở hữu. Thay vào đó, họ mượn chứng khoán để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua và trả lại chứng khoán này khi giá chứng khoán giảm.
2. Bán khống chứng khoán gồm 3 bước cơ bản:
1. Mượn cổ phiếu nào đó khi dự báo giá sẽ giảm trong tương lai, thường thông qua môi giới.
2. Bán cổ phiếu lập tức trên thị trường.
3. Mua lại chính cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn khi bán ra ban đầu và thực hiện chuyển số cổ phiếu này về tài khoản người cho mượn cổ phiếu.
Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng thì người thực hiện bán khống bị lỗ do phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn để hoàn trả lại khoản đã mượn để bán.
Ví dụ về bán khống chứng khoán
Giả sử các cổ phiếu của công ty ABC có thị giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Người X dự báo giá cổ phiếu này tương lai sẽ giảm và muốn bán khống thông qua việc mượn 10.000 cổ phiếu của người B nhờ giới thiệu của nhân viên môi giới chứng khoán.
Tổng giá trị số cổ phiếu mượn về là 100.000.000 đồng, tuy nhiên, người X chưa phải bỏ ra khoản tiền nào cho việc này mà thay vào đó sẽ nhận được 100.000.000 đồng tiền mặt nhờ bán cổ phiếu trên thị trường.
Sau đó, giá cổ phiếu công ty ABC rớt giá đúng như suy luận của người X còn 8.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm này, người X thực hiện mua lại 10.000 cổ phiếu với tổng số tiền thực hiện là 80.000.000 đồng. Như vậy, người X có lời 20.000.000 đồng từ việc bán khống cổ phiếu ABC.
Ở một diễn biến khác, người X sẽ bị lỗ 20.000.000 đồng nếu cổ phiếu công ty ABC tăng lên 12.000 đồng/cổ phiếu.
3.Bán khống chứng khoán có được phép hay không?
Hiện nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước mới điều chỉnh thông tư 203/2015/TT-BTC cho phép áp dụng bán khống chứng khoán trên thị trường chứng khoán cơ sở.
Trên thế giới, một số thị trường chứng khoán cho phép bán khống như tại Mỹ, Nhật Bản hay Singapore. Một trong những tỷ phú nổi tiếng về việc bán khống chứng khoán là George Soros. Ông đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ việc này.
Thương vụ đình đàm của ông là sự kiện “Ngày thứ tư đen” năm 1992. Khí đó, Chính phủ Anh quyết định rút đồng Bảng khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) do đồng tiền này mất giá quá mạnh. George Soros bán khống hơn 10 tỷ Bảng và kiếm được khoảng 1 tỷ USD lợi nhuận.
Năm 2013, Soros đã kiếm lời khoảng 1,2 tỷ USD nhờ bán khống đồng Yên Nhật khi ông tận dụng sự yếu kém của kinh tế nước này khi xảy ra giảm phát và suy thoái cùng với sự chần chừ của Ngân hàng Trung ương trong việc bơm tiền kích thích nền kinh tế.
investing.edu.vn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.